Lợi ích của tiêm chủng vắc xin cho người lớn
Ngày xuất bản: 05/06/2020

Theo Cục Y tế Dự phòng, thanh niên, người trưởng thành - đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh mạn tính cũng chủ động tiêm ngừa vắc xin sẽ xây dựng được một cộng đồng miễn dịch và an toàn.

Hệ thống miễn dịch của con người sẽ suy yếu dần  theo tuổi tác; chưa kể, khi lớn tuổi cơ thể con người bị lão hóa tự nhiên dẫn đến  nguy cơ bị viêm nhiễm cũng cao hơn. Nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh để khởi động lại hệ miễn dịch người lớn sẽ rất dễ nhiễm bệnh và khi đã nhiễm bệnh sẽ có chiều hướng diễn tiến nghiêm trọng, gây khó khăn trong điều trị, để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Tư vấn tiêm chủng cho người cao tuổi. (sưu tầm)

Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển, nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, một số lý do mà thanh niên, người trưởng thành - đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh mạn tính rất cần tiêm chủng vắc xin phòng:

Tại Việt Nam, hầu hết người lớn không được tiêm đầy đủ vắc xin khi còn nhỏ; ngay cả sau năm 1985 - khi có chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, nhiều người được tiêm vắc xin thì cũng chỉ một vài loại, chưa kể, với những côngnghệ sản xuất vắc xin trước đây, có thể kháng thể không tồn tại được nhiều năm, nên hầu hết người lớn cần phải tiêm lại hoặc nhắc lại vắc xin.

Trước đây, mặc dù thế giới đã có danh mục vắc xin phong phú nhưng Việt Nam chưa có nhiều vắc xin cho người lớn. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đã có hầu hết các loại vắc xin cho người lớn, kể cả những loại mới nhất trên thế giới như: vắc xin phòng cúm mùa (do Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và Việt Nam sản xuất), vắc xin phế cầu (Anh) phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn; vắc xin mới phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm khớp, viêm phổi, viêm mũi họng do não mô cầu khuẩn; vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lây qua đường tình dục; vắc xin phòng bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà...

Người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính có hệ miễn dịch suy giảm nên sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Do đó, họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn và khi mắc bệnh thì biến chứng của bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn. Nhiều bệnh truyền nhiễm khi xảy ra ở người lớn thường có tác động nặng nề hơn, biến chứng nguy hiểm hơn như: cúm, phế cầu, thuỷ đậu, sởi - quai bị - rubella, ho gà - uốn ván - bạch hầu, viêm màng não do não mô cầu khuẩn...

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, tất cả người lớn đều được khuyến khích đi tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt quan trọng với các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ như:

- Phụ nữ dự định có thai, phụ nữ đang mang thai.

- Người có nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn hoặc các bệnh mạn tính.

- Người trung niên và lớn tuổi.

- Người lớn đi du lịch, làm việc tại nước ngoài.

- Người làm việc ở các môi trường thường xuyên tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, các nhân viên y tế.

Minh Trang

Các tin khác
Dịch vụ viêm chủng Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ khử trùng Quan trắc môi trường Khám sức khỏe người lao động Kiểm dịch y tế quốc tế Dịch vụ trực tuyến

                           TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                         Địa chỉ cơ quan: - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)

                                                      - Khu Hành chính mới, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 2)

                                                      - Số 1 Ngõ 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 3)

                         Điện thoại: 02438343537           Hotline: 0949396115                Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn               

                         Ghi rõ nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khi phát hành lại thông tin