Những phát hiện mới của Đại học Harvard (Mỹ) được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ là tập hợp kết quả 4 nghiên cứu của nhóm để trả lời một số câu hỏi liên quan đến bản chất nghiện thuốc lá: Điều gì khiến một người hút thuốc? Cảm xúc đóng vai trò gì trong hành vi gây nghiện này? Tại sao một số người hút thuốc thường xuyên hơn và nặng hơn hoặc thậm chí tái nghiện nhiều năm sau khi họ bỏ thuốc lá? Nếu các nhà hoạch định chính sách có những câu trả lời ấy, họ làm thế nào để tăng cường cuộc chiến chống lại dịch hút thuốc lá toàn cầu?, theo PC.
Bốn nghiên cứu đều củng cố cho phát hiện trung tâm rằng, hơn tất cả cảm xúc tiêu cực khác, chính nỗi buồn làm tăng sự thèm hút thuốc của con người..
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
Nhà nghiên cứu chính Charles A. Dorison, nghiên cứu sinh tiến sĩ trường Harvard, phát biểu: “Chúng tôi thấy rằng nỗi buồn là tác nhân đặc biệt mạnh mẽ của việc sử dụng chất gây nghiện”.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Jennifer Lerner, giáo sư trường Harvard, cho biết nghiên cứu này có ý nghĩa chính sách công hữu ích. Ví dụ: Các chiến dịch quảng cáo chống hút thuốc hiện tại có thể được thiết kế lại để tránh hình ảnh gây ra buồn bã và do đó, vô tình làm tăng cảm giác thèm thuốc lá ở những người hút thuốc, theo PC.
“Chúng tôi tin rằng nghiên cứu có thể giúp làm sáng tỏ cách giải quyết dịch bệnh (hút thuốc lá). Chúng ta cần hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực, bao gồm tâm lý học, kinh tế học hành vi và sức khỏe cộng đồng, để đối mặt với mối đe dọa này một cách hiệu quả”, PC dẫn lời ông Dor Dorison.
Duy Tuân
(Theo báo Thanh niên)