Hà Nội: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030
Tiếp tục triển khai tích cực chương trình bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố; các đơn vị trong ngành có nhiều hoạt động như: ngày Môi trường Thế giới, tuần lễ Quốc gia về nước sạch và chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn, Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường…
Thực hiện nghiêm việc xử lý chất thải y tế, thực hiện thu gom và phân loại rác thải tại nguồn, đồng bộ với với việc bố trí các điểm thu gom rác phù hợp theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các quy định hiện hành khác; Các đơn vị tiếp tục thực hiện thu gom và phân loại rác thải y tế ngay từ nơi phát sinh, sử dụng các phương tiện thu gom theo đúng Thông tư số 20/2021/TT- BYT ngày 21/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế và bàn giao cho đơn vị được cấp phép để vận chuyển, xử lý rác thải y tế theo đúng các quy định.
Bên cạnh đó, thực hiện việc lồng ghép nội dung quản lý phát thải khí nhà kính trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển phù hợp với các điều kiện thực tế theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường đến cán bộ ngành y tế, tập trung vào lãnh đạo đơn vị và cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải y tế; người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng theo quy định.
Các nội dung giảm phát thải khí nhà kính
- 07 nội dung về xử lý chất thải rắn: Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; xử lý có thu hồi khí mê-tan đối với chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ phù hợp; tái chế chất thải rắn; sản xuất phân compost; đốt chất thải rắn và đốt chất thải phát điện; sản xuất viên nén nhiên liệu RDF; chôn lấp có thu hồi khí mê-tan.
- 02 nội dung về xử lý nước thải sinh hoạt: Tăng cường thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xử lý nước thải sinh hoạt có thu hồi khí mê-tan.
- 02 nội dung về xử lý nước thải công nghiệp: Giảm phát sinh nước thải công nghiệp tại nguồn; thu hồi khí mê-tan từ xử lý nước thải công nghiệp.
Các nội dung giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khí mê-tan do quốc gia tự thực hiện là các biện pháp ưu tiên, phù hợp với điều kiện và khả năng đầu tư, đảm bảo có hiệu quả kinh tế, đã được triển khai thực hiện ở trong nước, có khả năng nhân rộng và hài hòa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như: giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; xử lý có thu hồi khí mê- tan đối với chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ phù hợp; tái chế chất thải rắn; sản xuất phân compost; đốt chất thải rắn và đốt chất thải phát điện; chôn lấp có thu hồi khí mê-tan.
Các nội dung giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khí mê-tan, khi có thêm hỗ trợ quốc tế là các biện pháp được thực hiện, hoặc thực hiện thêm so với phần do quốc gia tự thực hiện khi có sự hỗ trợ của quốc tế thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực từ các nước phát triển, tổ chức quốc tế, quỹ tài chính, đầu tư quốc tế, các chương trình hợp tác song phương và đa phương... ; bao gồm: giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; xử lý có thu hồi khí mê-tan đối với chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ phù hợp; tái chế chất thải rắn; sản xuất phân compost; đốt chất thải rắn và đốt chất thải phát điện; sản xuất viên nén nhiên liệu RDF; chôn lấp chất thải có thu hồi khí mê-tan; tăng cường thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xử lý nước thải sinh hoạt có thu hồi khí mê-tan; giảm phát sinh nước thải công nghiệp tại nguồn; thu hồi khí mê-tan từ xử lý nước thải công nghiệp.
|
Việt Nam