Không nên quá lo lắng khi mắc bệnh cúm mùa
Ngày xuất bản: 04/03/2019

Thời tiết đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dịch truyền nhiễm lây lan trong đó có bệnh cúm mùa. Bệnh cúm mùa do vi rút gây ra. Bệnh lây truyền qua đường thở thông qua tiếp xúc và dùng chung vật dụng với người bệnh hoặc tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng và môi trường bị nhiễm mầm bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc cúm mùa đều tự khỏi, người dân không nên quá lo lắng khi mắc bệnh cúm mùa.

Chia sẻ về bệnh cúm mùa, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết cúm mùa là bệnh thông thường năm nào cũng có. Bệnh nhân mắc cúm mùa không nên quá lo lắng bởi đây là căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân  như thành giường, tay nắm cửa, điện thoại… hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân như cốc chén, bát đũa, thau chậu… Đặc biệt, bệnh thường dễ lây lan ở những nơi có đông người như cơ quan, nhà trẻ, chung cư...
 
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ăn không ngon. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C, sốt thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày.
 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh cúm, không tự ý sử dụng thuốc. Biến chứng hay gặp nhất của cúm là sốt quá cao gây co giật, viêm phổi có thể do virut cúm hoặc viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn khác có trong hầu họng của bệnh nhân.
 
Đặc biệt, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng các bệnh nhân mắc cúm nên điều trị tại nhà để không lây lan dịch bệnh ra những nơi công cộng hoặc những nơi đông người cũng như tránh lây chéo trong bệnh viện. Khi người bệnh có những biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật, khó thở... thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Bác sĩ Dũng lưu ý, bệnh nhân mắc cúm có chỉ định nhập viện khi bị cúm trên nền viêm phổi, suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng hoặc mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính.
 
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, điều trị cúm cần lưu ý tới vấn đề sốt và chăm sóc đề phòng biến chứng. Người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt 6 tiếng/lần, vệ sinh sạch sẽ miệng, mũi, họng và nếu trẻ em cần dùng thuốc giảm ho để tránh biến chứng viêm phổi. Đối với trẻ khi bị ốm và sốt thì nhu cầu dinh dưỡng phải tăng lên từ 10 – 30% để có thể phục hồi lại cơ thể. Biện pháp tốt nhất là tiêm vắc xin phòng cúm. Vắc xin cúm mỗi năm tiêm một lần, có hiệu quả bảo vệ phòng cúm trong một năm.

 

Duy Tuân (Theo Sở Y tế Hà Nội)

Các tin khác
Dịch vụ viêm chủng Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ khử trùng Quan trắc môi trường Khám sức khỏe người lao động Kiểm dịch y tế quốc tế Dịch vụ trực tuyến

                           TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                         Địa chỉ cơ quan: - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)

                                                      - Khu Hành chính mới, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 2)

                                                      - Số 1 Ngõ 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 3)

                         Điện thoại: 02438343537           Hotline: 0866067525                Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn               

                         Ghi rõ nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khi phát hành lại thông tin