Các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết được ghi nhận tại tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương. So với cùng kỳ năm 2018 (30.263 trường hợp mắc/9 trường hợp tử vong) số mắc tăng 3,2 lần.
15 tỉnh, thành phố có số mắc/100.000 dân cao nhất cả nước là: Khánh Hòa (541,5), Đà Nẵng (343,7), Đắc Nông (342,1), Bà Rịa-Vũng Tàu (317,5), Phú Yên (295,4), Bình Phước (285,3), TP Hồ Chí Minh (274,6), Bình Định (259,1), Bình Dương (234,8), Gia Lai (226,8), Đắc Lắc (224,7), Đồng Nai (193,4), Quảng Bình (182,9), Ninh Thuận (142,4), Bình Thuận (135,6).
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố có 1372 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận từ đầu năm đến nay và không có bệnh nhân tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, 272/584 (chiếm 47%) xã, phường. Số mắc/100.000 dân của Hà Nội là 15,8, xếp thứ 36 trong cả nước.
Trước tình hình gia tăng số ca mắc và diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết. Tại Hà Nội, UBND thành phố, Sở Y tế cũng chỉ đạo quyết liệt, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, TTYT các quận, huyện, thị xã triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng chống dịch bệnh. Cụ thể là tích cực, chủ động giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất chủ động diệt muỗi truyền bệnh, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh để người dân biết và thực hiện. Các đơn vị khám và điều trị chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị, thuốc…tiếp nhận và điều trị tích cực cho người dân mắc bệnh dịch và đảm bảo các điều kiện cách ly để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Duy Tuân (Theo Sở Y tế Hà Nội)