Triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020
Ngày xuất bản: 19/12/2019

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn 7331/BYT-MT ngày 12/12/2019 của Bộ Y tế về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020, ngày 16/12/2019, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 5614/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác này.

Sở Y tế giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội làm thường trực phối hợp với các phòng của Sở Y tế tham mưu cho Ban giám đốc Sở Y tế triển khai thực hiện tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 thuộc lĩnh vực của ngành. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động của tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động của các đơn vị trong ngành.

Trước đó, ngày 12/12/2019, Bộ Y tế có văn bản 7331/BYT-MT cũng đã chỉ đạo lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Tổng Công ty Dược Việt Nam. Chủ đề của Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động là Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Thời gian tổ chức từ 1-31/5/2020. Thành phố Hà Nội là địa phương trọng điểm được chọn để tổ chức Lễ phát động và một số hoạt động mang tính quốc gia trong tháng hành động.

Mục đích thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ sở lao động, người lao động trong công tác cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bảo đảm tính mạng của người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền triển khai Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cơ sở lao động và người lao động, chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp triển khai các chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền phát động phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan đơn vị. Xây dựng, gửi các tài liệu truyền thông về nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động cũng như các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; tuyên truyền Luật an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn về kỹ năng là việc an toàn cụ thể cho người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cung cấp các nội dung về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động cho cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn.

Chủ động phối hợp liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra vệ sinh lao động, công tác quan trắc môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện làm việc đối với các cơ sở có nhiều yếu tố độc hại, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Về hoạt động chuyên đề, cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ sở lao động đóng trên địa bàn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động. Tổ chức thăm hỏi, động viên các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động trong ngành y tế theo chương trình bảo vệ Blouse trắng.

Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho các cục, vụ, viện, trường, cơ quan báo chí trực thuộc triển khai thực hiện tháng hành động. Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn tới toàn thể người lao động và cộng đồng, quan tâm đến công tác thống kê, báo cáo; rà soát và công bố phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị trong ngành y tế; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động…Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực giám sát, quan trắc môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, TTYT Dự phòng, Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thành phố Hà Nội - nơi diễn ra lễ phát động tháng hành động, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội lập kế hoạch, kinh phí hoạt động của ngành y tế về công tác an toàn vệ sinh lao động; chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo của thành phố, các cơ quan trung ương và các ngành chức năng tại địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, các phương án sơ cấp cứu, vận chuyển nạn nhân trong buổi lễ phát động và các hoạt động khác trong tháng hành động.

Cùng với các hoạt động chuyên môn, Bộ Y tế sẽ khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

D.T

Các tin khác
Dịch vụ viêm chủng Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ khử trùng Quan trắc môi trường Khám sức khỏe người lao động Kiểm dịch y tế quốc tế Dịch vụ trực tuyến

                           TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                         Địa chỉ cơ quan: - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)

                                                      - Khu Hành chính mới, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 2)

                                                      - Số 1 Ngõ 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 3)

                         Điện thoại: 02438343537           Hotline: 0866067525                Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn               

                         Ghi rõ nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khi phát hành lại thông tin