Nguy cơ tai biến, đột quỵ vào mùa hè và cách phòng tránh
Ngày xuất bản: 01/07/2020

Thống kê y học thấy số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào mùa hè, đặc biệt tập trung vào những khoảng thời gian của những đợt nóng đỉnh điểm. Cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày - đó là công bố từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Haifa đưa ra kết luận trên căn cứ số liệu báo cáo về tình trạng đột quỵ của Bộ Y tế nước này.

Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của những người đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian ủ bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50. Vì vậy nhận biết và phòng tránh đột quỵ vào mùa hè là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn cần biết, nhất là với những người trên 40 tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh.

Nắng nóng kéo dài cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ vào mùa hè

- Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ

- Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.

- Trời càng nóng chúng ta để điều hòa ở nhiệt độ càng thấp, ra khỏi môi trường điều hòa chênh lệch nhiệt độ dễ dẫn đến sốc nhiệt và biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

- Trời nóng nên con người có nhu cầu đi tắm để giải nhiệt. Đặc biệt những người làm việc ngoài trời, trong khi đó cơ thể đang trong trạng thái mất muối, nước nhiều, dẫn đến tình trạng máu cô lại làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Những biểu hiện đột quỵ do say nắng thường gặp

Những ai dễ bị đột quỵ mùa nắng nóng

Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...

Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.

Một số triệu chứng dễ nhớ về đột quỵ.

Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32oC trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.

Cách phòng tránh đột quỵ, tai biến vào mùa hè

- Chăm uống nước: mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ Vì vậy, chúng ta cần chịu khó uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống.Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày.

- Cố gắng vận động: thời tiết nóng làm cho chúng ta ngại vận động nhưng thực tế việc tập thể dục hoặc vận động cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của thành mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.

- Đừng mở máy điều hòa với nhiệt độ thấp

Trời nóng nên nhiều người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp.Nhưng khi bước ra ngoài thì nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.

Lời khuyên cho các bạn khi dùng điều hòa là:

- Nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn bên ngoài từ 3- 4 độ, không nên thấp hơn.

- Không ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng có điều hòa mà nên từ từ để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Tắt máy điều hòa trước khi ra về tầm 15 phút.

Duy Tuân

(Theo Suckhoedoisong.vn)

Các tin khác
Dịch vụ viêm chủng Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ khử trùng Quan trắc môi trường Khám sức khỏe người lao động Kiểm dịch y tế quốc tế Dịch vụ trực tuyến

                           TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                         Địa chỉ cơ quan: - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)

                                                      - Khu Hành chính mới, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 2)

                                                      - Số 1 Ngõ 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 3)

                         Điện thoại: 02438343537           Hotline: 0866067525                Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn               

                         Ghi rõ nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khi phát hành lại thông tin